CUỘC SỐNG

Mẹ đẻ nhếch nhác xách 5 con gà lên mừng tân gia, em ngượng quá để bà ăn cơm dưới bếp: Mất hết mặt mũi, thể diện

Bố mẹ em ở quê nghèo lắm, ông bà sinh tận 6 người con. Các anh chị đều có gia đình ở quê nhưng ai cũng khó khăn hết. Mỗi mình em từ bé được đi học nên thoát ly.

Mỗi lần nghĩ đến cảnh nghèo túng hồi còn nhỏ mà em chỉ muốn quên nó đi. Bởi vậy nên em luôn tự nhủ sau mình phải kiếm ai có điều kiện một chút mới cưới cho đỡ khổ. Các chị gái ở quê lấy chồng đã nghèo rồi, con cái còn nheo nhóc, lắm lúc con ốm không có tiền đi viện tội lắm.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Cũng may em lấy chồng thành phố. Mấy năm đầu còn sống chung với bố mẹ chồng nhưng hồi đầu năm ông bà cho tiền bọn em mua đất làm nhà nên được ra ở riêng.

Hai đứa cũng tính cố làm cái nhà 5 tầng khang trang lên rồi khi nào bố mẹ chồng muốn đến chơi thì tùy ông bà.

Tủi thân nhất là đằng ngoại em nghèo chẳng có gì cho con gái hết. Thỉnh thoảng mẹ nuôi được con gà, con vịt thì xách lên thăm cháu thôi. Mỗi lần mẹ lên em lại thấy thương bà đến thắt ruột mà chẳng giúp được gì vì em phụ thuộc nhà chồng nhiều thứ. Em mà cho bố mẹ đẻ rồi sau này mang tiếng ra.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Nhà chồng em sống khác với người ở quê, nhiều lúc bố mẹ ngồi với thông gia không hợp hoàn cảnh nên khó nói chuyện lắm. Nhà bố mẹ chồng em sang xịn bao nhiêu thì mẹ đẻ lại quê và lép vế bấy nhiêu.

Đợt này bọn em làm 30 mâm tân gia mời anh em họ hàng với bạn bè của hai vợ chồng đến chia vui. Trước ngày về nhà mới em cũng gọi cho mẹ bảo qua:

“Ngày mai nhà con ăn tân gia, bố mẹ có lên chơi được thì lên nhé”.

Em nói thế nhưng nghĩ chắc gì mẹ đã lên được. Bà hay bị say xe, đường xá lại xa xôi.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Buổi sáng em cũng bận tối mắt tối mũi mãi đến 11 giờ trưa thì thấy mẹ chồng vào hỏi:

“Ơ con mời cả bà thông gia à, bà lên rồi kia kìa”.

Nhìn sắc mặt mẹ chồng có vẻ không vui nên em vội chạy ra xem. Ôi lúc đấy bao nhiêu khách đang đến mà mẹ em ăn mặc nhếc nhác xách theo cái bao tải đen xì, nước măng với tiết nhỏ tong tỏng xuống nền nhà.

Em ngại quá vội bảo:

“Sao mẹ lên mà không nói với con?”

“Mẹ sợ mày bận, lần trước ghi địa chỉ rồi cứ đưa xe ôm họ cho tận nơi con ạ”.

Thấy mẹ chân đi đôi tông đứt quai phải buộc dây mà em ngượng hết cả người. Khách khứa ai cũng quần là áo lượt,  sang xịn mà nhìn mẹ em thì đến là tội. Ngại quá em vội đưa mẹ vào bếp để bà ngồi ăn cơm một mình dưới đó.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Mẹ em thì cũng đơn giản thôi nên bà chẳng để ý mấy chuyện vặt vãnh đâu. Có khi cho bà lên trên nhà ăn cỗ với mọi người còn ngượng ấy chứ. Em thì chỉ ngại với nhà chồng thôi, bố mẹ bên này ai cũng váy áo bóng lộn, nhìn thông gia như vậy chắc ông bà cũng ngại không muốn tiếp. Lấy chồng giàu nhiều lúc khổ thế đấy các chị ạ. May hôm sau mẹ em đòi về luôn chứ ở đây lâu em lại khó xử với nhà chồng.

Đọc thêm: Dại dột đưa hết tiền vàng cưới cho mẹ chồng, đến lúc bầu bí nằm 1 chỗ, con dâu nhục nhã xin từng đồng 
Tôi đã mất hết tiền mừng sau đám cưới, bù lại tôi có bài học lớn trong cuộc đời.

Tôi và anh cưới nhau khi đã ổn định công việc. Vì cách nhau hàng trăm cây số, nên việc đám cưới ở nhà ngoại diễn ra gọn gàng. Trong khi đó, quê anh – cũng là nơi tôi công tác nên lượng khách khứa nhiều hơn. Nhìn lễ vật cưới hỏi rình rang của nhà trai, ai cũng trầm trồ “con Lan được vào nhà sướng”.

Bản thân tôi cũng thấy vui vì mẹ anh rất niềm nở, quan tâm. Bà cùng tôi đi chọn món ở nhà hàng, đi thử váy và tìm người trang điểm.

Sau một ngày mệt lả vì tiếp khách, dọn dẹp, vợ chồng tôi thiếp đi mà quên luôn cả chuyện động phòng. Bữa sáng đầu tiên ở nhà chồng thật vui vẻ ấm cúng. Mẹ anh liên tục nhắc tôi ăn, em gái chồng thì tấm tắc khen “chị dâu ngày hôm qua xinh quá”. Mọi người hỏi chúng tôi sẽ đi trăng mật ở đâu, có kế hoạch sinh con chưa. Tôi cảm thấy phấn chấn thấy nhà anh cũng chẳng khác gì nhà mẹ đẻ.

Tôi đã ngây thơ đưa hết tiền, vàng cho mẹ chồng.

Đợi mọi người đi làm hết, mẹ anh chủ động gọi hai vợ chồng tôi tới. Bà nói “mẹ mừng vì đám cưới diễn ra tốt đẹp. Bà con ai cũng khen”. Chồng tôi hí hửng “may mà không bị lỗ nữa mẹ ạ”.

Dường như chỉ đợi có thế, mẹ anh tiếp lời “không biết người ta đi mừng thế nào con nhỉ”. Tôi nhanh chân đi lấy sổ ghi chép đưa bà xem. Nhẩm, cộng một lát rồi bà nói “tổng tiền vàng được bao nhiêu ”. Nghĩ mẹ chân tình nên tôi không giấu “tiền mừng được 125 triệu, vàng được 2 cây 3 mẹ ạ”.

Chuyện tiền vàng tưởng như thế là xong vì trước đó mẹ chồng đã công khai bên nhà ngoại “khách khứa mừng bao nhiêu, tôi cho chúng hết”. Nào ngờ, mẹ anh nói “mẹ tính rồi, chúng mày bỏ ngân hàng chừng này cũng không lời lãi mấy. Hay là góp vốn để mẹ con mình làm ăn. Hàng tháng mẹ gửi tiền lời”.

Cứ ngỡ mẹ chồng cũng như mẹ ruột.

Lời đề nghị của bà không nằm trong dự tính của chúng tôi. Nhưng chồng tôi lại vui vẻ nhận lời. Anh nói “làm ăn với mẹ càng yên tâm”. Tôi như bị thôi miên đưa cho bà một trăm hai mươi triệu cùng với 2 cây vàng. Vỏn vẹn sau cưới, tôi chỉ giữ lại 5 triệu tiền mặt cùng với cái lắc tay 3 chỉ mà mẹ ngoại tặng làm kỉ niệm. Tôi đâu biết rằng mình đã bị “tịch thu tài sản” kể từ ngày hôm ấy.

Sai lầm của tôi là quá cả tin. Tôi vẫn nghĩ mẹ chồng nào cũng giống mẹ ruột mình. Mẹ tôi cũng có dâu và bà chăm lo cho dâu con từng li từng tí. Bà vẫn cầm tiền của chị dâu đưa hàng tháng nhưng đợi lúc anh chị tôi làm nhà thì đưa lại. Nhưng đó là mẹ tôi, mẹ anh không thế. Bà vốn là người đàn bà quyền lực mà khu phố này ai cũng biết – ngoại trừ tôi.

Tôi đã không biết bà làm gì với số tiền, vàng cưới của chúng tôi. Chỉ biết rằng, sau đó mấy hôm, đứa em chồng đã lên đời chiếc xe tay ga gần trăm triệu. Tôi còn ngây thơ, mừng hụt khi bà nói “vài bữa nữa thay cho con Lan chiếc xe khác tốt hơn”. Vậy mà xe không thấy đổi, tiền lãi chẳng có một xu. Mẹ chồng buôn bán gì tôi chẳng rõ, chỉ thấy bà sáng đi tối về, trong túi có thêm bộ bài xì lát.

Đưa tiền thì dễ, lấy lại mới khó.

Tôi bị động thai nằm viện hai tháng mà trong túi chỉ có mấy trăm nghìn. Nói chồng lấy tiền từ mẹ để chi tiêu, bà cứ đưa nhỏ giọt lúc hai trăm, hai trăm rưỡi, nhiều nhất là sáu trăm nghìn. Điều khiến tôi buồn nhất là bị mang tiếng ăn bám nhà chồng. Mẹ anh mang cho miếng cháo thì cả bệnh viện đều biết. Lâu lâu mua cho hộp sữa lại nghe bà càu nhàu đắt rẻ. Bà còn hối thúc chồng tôi hỏi bệnh tình vợ khi nào thì được về nhà.

Tôi quá bất ngờ với cách sống của gia đình anh. Thì ra những gì tôi thấy được chỉ là vẻ bề ngoài. Cô em chồng mới khen chị dâu xinh giờ không bước chân vào viện vì “sợ xui”. Bà mẹ chồng xởi lởi là thế nhưng lại chi li từng cắc.

Mang tiếng chăm dâu nhưng chỉ khi có ai tới thăm mới lại ngồi gần, hỏi tôi ăn gì để còn ra mua. Thế nhưng, trong câu chuyện của bà, còn có kiểu nói bóng gió “nhà này, ai cũng khỏe mạnh, có ai yếu thế đâu”.

Tôi đã từng đếm mỗi ngày để được về nhà anh. Tôi đã từng không tiếc tiền để mua cho mẹ anh một tour du lịch dài ngày nhân ngày sinh nhật của bà. Tôi đã từng không tính toán gì trong mọi thứ chi tiêu.

Tôi đã mất hết tiền mừng sau đám cưới, bù lại tôi có bài học lớn trong cuộc đời.

Tôi đã rất vui khi mẹ anh điện thoại cho mẹ tôi đon đả “cảm ơn gia đình anh chị cho chúng tôi một nàng dâu hiếu thảo, đảm đang”. Vậy mà tôi mới nằm ốm một thời gian, đứa cháu đầu nhà họ đang yếu ớt trong bụng mẹ thì mẹ anh đã thở ngắn thở dài. Tôi ngao ngán biết mình đã vào nhầm nhà.

Đọc được trong suy nghĩ sự hậm hực của mẹ và em chồng khi biết tôi có ý định về ngoại để nghỉ ngơi. Nhưng tôi chả buồn nghĩ tới. Điều quan trọng nhất của tôi lúc này là mẹ tròn con vuông.

Tiền bạc có cũng tốt nhưng mất để biết được bản chất người sống cạnh mình thì chừng đó chẳng nghĩa lý gì. Trái lại, tôi hoan hỉ với bài học đầu đời khi về nhà chồng: tiền chỉ thực sự là của mình khi nằm trong ví của mình. Tiền không phải là tất cả nhưng lại là thước đo để biết ai dở, ai hay và khi đó, ta sẽ biết mình nên lựa chọn cách sống thế nào cho phù hợp.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button