CUỘC SỐNG

Đoàn luật sư TP.HCM nhận định: Vụ tiêu hủy 15 chú chó Cà Mau có thể bị truy cứu hình sự nếu xảy ra “án oan”

Trước đó, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin, clip ghi lại cảnh hai vợ chồng chở theo 15 con chó về Cà Mau tránh dịch Cv-19 song, khi gia đình được đưa đến khu cách ly thì những con chó trên đã bị t/i/ê/u h/ủ/y. Thông tin đăng tải đã nhận được sự chia sẽ “chóng mặt” và nhiều bình luận trái chiều từ cộng đồng mạng.

Theo đoạn ghi âm được cho là chủ nuôi, chị này cho biết cán bộ không thông báo trước vụ việc vì sợ gia đình buồn và tiếc. “Nếu biết trước như vậy, tôi sẽ gửi chúng lại nhờ người chăm sóc”, người phụ nữ trên chia sẻ.

Ngày 10/10, trao đổi với báo chí, một lãnh đạo UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xác nhận vụ việc 15 con chó biêu tiêu hủy tại khu cách ly xã Khánh Hưng sau khi cùng chủ từ Bình Dương về Cà Mau tránh dịch. Huyện đã yêu cầu xã giải trình vụ việc và giải thích với chủ nuôi xảy ra vụ việc do tình hình phòng chống dịch chứ địa phương không có ý gì khác.

“Vợ chồng anh này được đưa vào khu cách ly của xã cùng hàng chục con chó. Tại đây, lực lượng làm nhiệm vụ tiến hành xét nghiệm thì có 1 con dương tính với virus nhưng là virus gì chưa rõ, tôi đang chờ báo cáo. Lúc này, lực lượng đã trao đổi với chủ nuôi tiêu hủy con này và được người này đồng ý. Nếu xã báo cáo vụ việc thì tôi đã chỉ đạo đưa những con chó này đến trung tâm thú ý chứ tiêu hủy làm chi”, lãnh đạo UBND huyện Trần Văn Thời thông tin thêm.

Liên quan đến vụ việc, một lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho hay đã giao 1 cơ quan chuyên môn phối hợp cùng địa phương rà soát lại vụ việc rồi khẳng định đúng sai như thế nào để đưa ra hướng xử lý.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TPHCM, cho biết động vật chỉ bị tiêu hủy khi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc bị cấm nuôi. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu, quy định nào về việc tiêu hủy vật nuôi bị nhiễm Cv-19 hoặc có nguy cơ lây bệnh nên chưa có căn cứ để tiêu hủy đàn chó. Nhiều địa phương đang có dịch Cv-19 vẫn chưa có quy định nào tiêu hủy chó và vật nuôi khác.

“Do đó, hành vi tiêu hủy 15 con chó có dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại tài sản. Theo Bộ luật Hình sự, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cần định giá 15 con chó để làm căn cứ khởi tố hoặc bồi thường thiệt hại. Tôi cho rằng, cần khởi tố vụ án để điều tra nếu có dấu hiệu phạm tội thì xử lý vụ việc theo đúng quy định pháp luật”, luật sư Trần Minh Hùng phân tích.

Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn luật sư TPHCM, việc tiêu hủy 15 con chó ở Cà Mau cần phải xác định đây có phải được thực hiện theo quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hay không? Nếu phải, chủ sở hữu của đàn chó này có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính theo quy định pháp luật.

“Theo quy định tại Điều 10, Thông tư số 07/2016 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 24/2019) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì việc áp dụng biện pháp tiêu hủy bắt buộc phụ thuộc vào từng loại bệnh động vật và hiện chưa có quy định động vật mắc bệnh Cv-19 sẽ bị tiêu hủy. Chưa nói, việc 15 con chó này có mắc bệnh hay không thì trách nhiệm chứng minh thuộc về người ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính”, luật sư Chánh phân tích.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button