MC Đḁι Nɡɦĩα ủпɡ ɦộ 200тɾ cɦo 80 cɦốт ɓιêп pɦòпɡ cɦặп ʋượт ɓιêп: Gιữα ℓúc dịcɦ ɓệпɦ ƌαпɡ pɦức тḁp
MC Đại Nghĩa ủng hộ 200tr cho 80 chốt biên phòng đang làm nhiệm vụ ngăn chặn vượt biên. Hành động kịp thời của anh giữa lúc dịch bệnh đang phức tạp nhận được sự ủng hộ đông đảo của khán giả.
Những ngày vừa qua, dịch bệnh Covid-19 lại tiếp tục bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam do sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân vượt biên lậu mà không cách ly theo quy định, khiến dịch bệnh lây nhiễm tràn lan trong cộng đồng. Chính vì vậy mà hiện tại các chốt biên phòng ngăn chặn vượt biên đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa Covid-19.
Hiểu được điều đó, MC Đại Nghĩa đã ủng hộ 200 triệu đồng cho 80 chốt biên phòng, hỗ trợ anh em có thêm lương thực, trang thiết bị để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đúng là một hành động quá thiết thực giữa lúc dịch bệnh đang hết sức phức tạp như hiện nay các mẹ nhỉ.
Các nước giáp ranh Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan đang bùng dịch dữ dội, việc canh phòng vượt biên càng phải gắt gao hơn
Cụ thể MC Đại Nghĩa đã ủng hộ số tiền 200.460.000 triệu đồng, trích từ quỹ thiện nguyện An Vui do anh điều hành bấy lâu nay để cung cấp nhu yếu phẩm cho 80 chốt biên phòng tại huyện An Phú, tỉnh An Giang và cửa khẩu Khánh Bình. Trong đó, mỗi chốt sẽ được gửi tặng thực phẩm thiết yếu và một số đồ dùng cần thiết như 100kg gạo, mì, hủ tiếu, phở, bánh, cafe, xúc xích, cá mòi, dầu ăn, đường và 2 đèn pha đi đêm…
80 chốt biên phòng đều được hỗ trợ thực phẩm và thiết bị, riêng chốt ở cửa khẩu Khánh Bình chỉ nhận khẩu trang y tế
Chia sẻ nỗi đồng cảm sau khi đi thăm các chốt biên phòng, MC Đại Nghĩa cảm thấy các đồng chí đang làm nhiệm vụ quá vất vả nên muốn san sẻ phần nào khó khăn: “Đến thăm mới thấy đây là khu vực trải dài dọc theo đường biên giới nên anh em rất vất vả để có thể ngăn chặn những người vượt biên nhập cư trái phép là một trong những nguyên nhân để dịch bệnh có thể lây lan. Nay trong tình hình dịch bệnh đang phức tạp, một lần nữa chúng ta hỗ trợ cho các anh em chiến sĩ tại các chốt biên phòng này để các anh em yên tâm mà làm tốt nhiệm vụ của mình”.
MC Đại Nghĩa ủng hộ 200 triệu cho 80 chốt biên phòng ngăn chặn vượt biên, đây là hành động vô cùng ý nghĩa và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ khán giả cả nước.
Người giàu nhất đất Việt đã âm thầm chuyển hơn 2.300 tỷ để làm từ thiện
Không đứng ngoài cuộc khi dịch bệnh xảy ra, các doanh nhân Việt đã thể hiện bản lĩnh của mình, đóng góp tiền tỷ cho các hoạt động xã hội và vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế.
Năm 2020 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Ngay từ tháng 2, Vingroup ký kết tài trợ 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh dịch bệnh Covid-19 với tổng số tiền 20 tỉ đồng. Đến tháng 3, Vingroup lại tiếp tục tài trợ thêm 125 tỉ đồng trang bị máy thở, máy xét nghiệm, bộ sinh phẩm xét nghiệm và nghiên cứu SARS-CoV-2.
Khi đại dịch Covid-19 ở Việt Nam đang ở nóng nhất, Vingroup nhanh chóng tận dụng hạ tầng nhà máy ô tô của mình để sản xuất máy thở.
Khi đại dịch Covid-19 ở Việt Nam đang ở nóng nhất, Vingroup nhanh chóng tận dụng hạ tầng nhà máy ô tô của mình để sản xuất máy thở.
Ngay sau khi ký kết hợp đồng bản với hãng Medtronic để sử dụng thiết kế cho máy thở xâm nhập PB560, Vingroup cũng bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.
Theo Forbes, tỉ phú Phạm Nhật Vượng cùng với quỹ từ thiện Thiện Tâm của Vingroup đã quyên góp 77 triệu USD trong năm nay cho các hoạt động cứu trợ COVID-19, cũng như cấp học bổng giáo dục và hỗ trợ các chương trình chăm sóc sức khỏe trên khắp đất nước.
Báo cáo tài chính của Vingroup cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2020, tập đoàn này đã chuyển tiền tài trợ 2.300 tỉ đồng cho Quỹ Thiện Tâm.
Báo cáo tài chính của Vingroup cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2020, tập đoàn này đã chuyển tiền tài trợ 2.300 tỉ đồng cho Quỹ Thiện Tâm.
Mới đây, Quỹ VinFuture vừa được Tập đoàn Vingroup công bố thành lập để tổ chức giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế với sứ mệnh “tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên trái đất bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ”.
Vua hàng hiệu và chuyến bay định mệnh của con gái út
Quyết định thuê phi cơ với giá gần 10 tỉ đồng để đưa con gái đang mắc bệnh COVID-19 về nước, tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn gần như trao trọn hy vọng vào đội ngũ y bác sĩ Việt Nam.
Sau chuyến bay đó, ông vua hàng hiệu cũng trở thành một trong những mạnh thường quân ủng hộ cả về tiền và vật chất nhằm chống dịch. Ông và gia đình đả ủng hộ 30 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch.
Trong đó, 15 tỉ đồng được gửi đến Mặt trận Tổ quốc TP.HCM để ủng hộ chiến dịch chống COVID-19 cùng các ban ngành, đoàn thể, một phần 5 tỉ đồng ủng hộ các tỉnh thuộc đồng bằng song Cửa Long đang thiếu nước sạch để sinh hoạt do hạn mặn kéo dài.
Phần còn lại, trị giá 10 tỉ, sẽ chi trả cho trang thiết bị sử dụng tại bệnh viện tại nơi Tiên Nguyễn, con gái ông Johnathan Hạnh Nguyễn điều trị trong thời gian qua.
Ngoài ra, ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn chia sẻ bản thân đã đứng ra làm việc với nhà cung cấp ở Đức để mua các trang thiết bị y tế cho bệnh viên nhanh nhất có thể.
Trước tình hình người Việt ở khắp thế giới vẫn đổ về Việt Nam, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng ủng hộ một siêu thị rộng 5.000m2 ở tỉnh Tây Ninh được doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn cho ngành y tế dùng làm nơi cách ly bệnh nhân COVID-19 nếu cần.
Trịnh Văn Quyết vượt bão
Nhìn lại 2020 đầy vất vả, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC không còn nói nhiều về khó khăn mà quan trọng hơn là tinh thần vượt khó của doanh nhân Việt Nam. “2020 là một năm đặc biệt thách thức. Nhưng 2020 cũng là năm cho thấy sức bật mạnh mẽ của Việt Nam: quả cảm, quyết liệt, không ngại khó, không ngại khổ, không lùi bước”, ông Quyết chia sẻ.
Ngay trong giai đoạn khó khăn, ngành hàng không vẫn không chỉ co cụm chống đỡ. Bamboo Airways của Việt Nam trở thành hãng bay gần như duy nhất trên thế giới vẫn tăng trưởng dương cả về số lượt hành khách, đường bay, đội bay, thị phần, đồng thời tiếp tục chuẩn bị nguồn lực để tăng tốc.
Năm 2020, Bamboo Airways là hãng hàng không tư nhân đón và vận hành máy bay thân rộng hiện đại khai thác trên các chặng bay nội địa và chuẩn bị cho các đường bay quốc tế tới Đông Bắc Á, đường bay tầm xa tới châu Âu, châu Úc… và đặc biệt đã được cấp phép bay thẳng đến Mỹ để chuẩn bị cho chuyến xuyên đại dương trong năm mới.
Hãng cũng gây bất ngờ khi phá thế độc quyền bay Côn Đảo trong suốt một thập kỷ qua, mở ra cơ hội phát triển mới cho hòn đảo vẫn được đánh giá cao trên bảng vàng du lịch quốc tế.
Tham vọng của ông Trịnh Quốc Kỳ
Chiếc tàu bay đầu tiên mang nhãn hiệu Vietravel Airlines chính thức đánh dấu sự gia nhập thị trường của một hãng hàng không mới tại Việt Nam.
Hãng khai thác 3 tàu bay trong năm đầu và trong vòng 5 năm nâng lên 30, máy bay khai thác là mẫu A321ceo với cấu hình 220 ghế.
Ông Vũ Đức Biên, Tổng giám đốc Vietravel Airlines cho biết với mô hình hãng hàng không hỗn hợp (kết hợp giữa mô hình giá rẻ và truyền thống), vé của Vietravel Airlines sẽ nằm ở khoảng giữa Vietjet và Bamboo Airways. Giá vé chỉ có một hạng duy nhất với 17 mức giá từ thấp đến cao.
Chủ tịch ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết
Chủ tịch ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết, “Covid-19 buộc Vietravel phải tái cấu trúc doanh nghiệp về hoạt động vận hành và bộ sản phẩm, để phù hợp với thị trường. Trong đó, Vietravel đang “toàn tâm toàn ý” tập trung cho thị trường nội địa, chủ yếu phục vụ các tour du lịch của công ty, bên cạnh phần nhỏ là khách thương mại. Ngoài ra, chúng tôi cũng có nguồn khách du lịch ổn định 1 triệu khách/năm”.
“Vì thế, chúng tôi bay nội địa trước, hướng đến thị trường 100 triệu dân này, tôi cho rằng đây không phải là thị trường nhỏ. Đơn cử, chỉ doanh thu lữ hành nội địa tháng 7/2020 của công ty đã bất ngờ cao hơn trước dịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid -19 diễn biến phức tạp, tình hình dự kiến sẽ khó khăn từ nay đến đầu năm 2022”, ông Quốc Kỳ nhận định.
Ngày 23/10, cổ phiếu Hòa Phát thiết lập mức giá kỷ lục 30.900 đồng sau 13 năm niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2007.
Nhưng không dừng lại ở đó, mã này tiếp tục tăng. Đóng cửa phiên 20/11, cổ phiếu Hòa Phát leo lên mốc 35.700 đồng.
Cùng với đà đi lên của thị giá cổ phiếu, giá trị tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cũng tăng nhanh.
Theo bảng xếp hạng các tỷ phú thế giới theo thời gian thực của Forbes, ước tính tỷ phú Trần Đình Long hiện sở hữu 1,7 tỷ USD. Đây là giá trị tài sản lớn nhất từ trước đến nay của chủ tịch Hòa Phát.
Ông Trần Đình Long lần đầu được Forbes công nhận là tỷ phú vào tháng 3/2018 với khối tài sản 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, chủ tịch Hòa Phát rớt khỏi danh sách tỷ phú trong 2 năm kế tiếp khi thị giá cổ phiếu công ty đi xuống.
Hồi cuối tháng 5, ông Long trở lại câu lạc bộ tỷ phú khi giá trị tài sản chạm mốc 1 tỷ USD cùng với đà phục hồi của cổ phiếu Hòa Phát.
Khi đó, chủ tịch Hòa Phát là người giàu thứ 5 tại Việt Nam với khối tài sản tương đương Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang, xếp sau các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bá Dương, Hồ Hùng Anh.