TIN TỨC

Cặp đôi tổ chức đám cưới online, quan viên 2 họ gặp mặt nhau qua Zoom

Do tình hình dịch bệnh còn diễn ra phức tạp, cho nên đôi bạn trẻ dưới đây đành tổ chức lễ cưới theo hình thức online trong sự chúc phúc của quan viên hai họ.

Đám cưới là một trong những khoảnh khắc quan trọng và đặc biệt nhất của mỗi người. Thế nhưng, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều cặp đôi đã không thể tổ chức chuyện đại sự linh đình như thường lệ, thay vào đó là chuyển qua hình thức online.

Cặp đôi làm đám cưới trực tuyến. (Ảnh cắt từ clip)

Mới đây, câu chuyện về một cặp đôi làm đám cưới theo cách đặc biệt này đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Trong đoạn video có sự xuất hiện của quan viên hai họ, cùng các khách mời trên màn ảnh để cùng chứng kiến giây phút hạnh phúc của cô dâu chú rể.

Mặc dù việc tổ chức online này có đôi chút tiếc nuối khi không thể gặp gỡ mọi người trực tiếp, nhưng chắc hẳn đôi tân lang tân nương này luôn có niềm tin rằng khi hết dịch họ sẽ có một đám cưới trọn vẹn hơn.

Đám cưới được tổ chức trước sự chứng kiến của quan viên 2 họ. (Ảnh cắt từ clip)

Đoạn video trên ngay sau khi chia sẻ lên mạng đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ. Đa số đều cho rằng, mọi thứ trông vẫn rất ấm áp và hạnh phúc dù chỉ là online. Bên cạnh đó, không ít người gửi lời chúc phúc tới cặp đôi và hi vọng dịch bệnh sẽ sớm qua đi.

– “Chuẩn gia đình gương mẫu. Phải thế người khác mới học tập được chứ, cố gắng bây giờ sau này hết dịch bù sau cũng được nè, đừng buồn nhé.”

– “Thời buổi hiện đại không có gì ngăn cách được đôi ta. Đúng là nâng một tầm cao mới luôn, quá tuyệt vời ạ.”

– “Nhìn sao mà xúc động quá. Chúc đôi trẻ trăm năm hạnh phúc nhé”.

– “Haha thời đại công nghệ tiên tiến thật, làm gì cũng được luôn á, chúc 2 bạn trẻ hạnh phúc bền lâu sớm sinh quý tử nhé.”

– “Năm nay nhiều cặp đôi tổ chức đám cưới, đám hỏi online nhỉ. Không sao cả, miễn là sống hạnh phúc thôi còn những cái khác không quá quan trọng đâu.”

– “Hạnh phúc quá 2 vợ chồng ơi. Sau này đừng quên kỷ niệm này nhé, đáng nhớ luôn ấy, kể cho con cháu nghe mà đầy tự hào luôn”

Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, cũng đã có nhiều cặp đôi phải tổ chức ngày vui bằng hình thức trực tuyến tương tự vậy. Cụ thể, mạng xã hội từng sốt rần rần đoạn clip ghi lại cảnh một đám hỏi được tổ chức ở Việt Nam trong khi cô dâu chú rể đang ở Singapore. Theo đó, gia đình 2 bên ở Việt Nam đều đã lắp rạp, sắm lễ mọi thứ rất hoành tráng và ấm cúng.

Tuy nhiên, mọi thứ đủ đầy chỉ thiếu mỗi cô dâu chú rể, bởi tình hình dịch bệnh, nên lúc này họ chỉ có thể ở phương xa gọi video về để tham dự đám hỏi của chính mình.

Cặp đôi trẻ dành tham dự đám hỏi của mình qua màn hình điện thoại. (Ảnh: Cắt từ clip)

Quay trở lại câu chuyện quan viên hai họ dự đám cưới online, dù chưa xác thực nhưng hiện đoạn clip này vẫn đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dân mạng.

Nguồn: yan.vn/cap-doi-to-chuc-dam-cuoi-online-2-ho-gap-mat-nhau-qua-zoom-273744.html

Xem thêm: Bà lão ve cнaι “ĸнông тнèм“ nнận 200 ngнìn тнanн nιên lạ мặт cнo, тнân тнế тнậт của вà ĸнιến aι cũng cнoǻng

Người Việt mình thường có câu: “Của cho không bằng cách cho”. Nhất là khi đi làm từ thiện, mọi người lại càng phải cẩn trọng hơn. Bởi người nghèo vô cùng nhạy cảm, họ thà đói ăn đói mặc chứ nhất quyết không nhận giúp đỡ theo kiểu bố thí.

Lại nói mới đây, một clip quay lại cuộc trò chuyện của Nhân Gà Vlog với một bà cụ cao tuổi, tóc bạc phơ, lưng còng đang nhặt ve chai đang khiến dân mạng nổ ra tranh cãi. Anh chàng YouTuber ngỏ ý muốn biếu bà cụ tiền để mua thức ăn, thay vì vất vả nhặt nhạnh mưu sinh.

– Bà ơi, con có 200 nghìn con cho bà mua đồ ăn nha.

– Em có cho hàng chục triệu, tôi cũng không thèm đâu!

– Con thấy bà con thương lắm, con cho bà tiền.

– Tôi đã bảo là tôi không. Khinh tiền thì không phải, nhưng đừng đưa cái đó ra đối với người như tôi.

– Lý do vì sao bà nói con nghe thử đi? Tại con đã đi cho tiền rất nhiều người, những người lớn lớn tuổi như bà. Bà lớn như này bà còn đi nhặt ve chai nữa

Cụ bà một mực từ chối nhận tiền (Ảnh cắt từ clip/ Nguồn: Youtube)

– Đừng có theo tôi mà tôi đập giờ.

– Dạ, bà chạy không lại con đâu, con chạy nhanh lắm.

– Thôi bây giờ bà cầm 200 nghìn đi rồi con đi về nha.

– Không.

– Con nói thật cái tiền này là tấm lòng của con đó bà.

Sau một hồi bị thanh niên này “bám đuôi”, bà cụ vẫn giữ giọng nói ở mức độ vừa phải, nhưng tỏ rõ sự khó chịu:

– Em nên biết là tôi: Cần – kiệm – liêm – chính, chí công vô tư, không thèm bất cứ một cái gì của ai.

– Cái này không phải tiền tham nhũng đâu bà, của ít lòng nhiều đó bà, bà cầm đi bà.

– (Cáu, gắt lên): Tôi đã bảo rồi, em không hiểu tôi là ai!

Sau khi clip này được đăng tải, một số người chỉ trích chàng thanh niên làm phiền bà cụ, cố tình tạo sự bực bội để quay lại phản ứng, đăng lên các nền tảng MXH để câu like, kiếm tiền. Cũng có người hết sức tò mò, vì cách ăn mặc chỉn chu, nói năng nghiêm cẩn của bà lão ve chai, đặc biệt là sự khảng khái, không nhận tiền người lạ cho làm người ta nghĩ, bà cụ có thể là một trí thức khi xưa. Không hiểu bà có con cái không, tại sao phải đi nhặt ve chai như thế.

Một dân mạng nhận ra bà đã giải đáp thắc mắc: “Bà cụ gần nhà tôi nè. Bà ngày xưa là giáo viên. Giờ bà vẫn có lương hưu nhé các bạn. Bà không giàu cũng không nghèo, mà lương hưu hàng tháng bà đều mang chia hết cho người khó khăn hơn. Bà nhặt ve chai không phải để kiếm sống, chỉ đơn giản là bà thích làm sạch môi trường thôi”.

Nhân gà Vlog cũng được nhiều người biết đến trên MXH (Ảnh: Youtube)

Vâng, chỉ là một clip chưa tới 2 phút, thế nhưng đằng sau đó là nhiều bài học cần phải suy ngẫm. Thứ nhất, đừng bao giờ nhìn mặt mà bắt hình dong. Bởi trên thế giới, rất nhiều người là tỉ phú, doanh nhân vẫn đi nhặt rác mỗi ngày hoặc ăn mặc bình dị, thậm chí nhàu nhĩ khiến chúng ta không nhận ra.

Riêng với cụ bà trong câu chuyện nói trên, có thể như một số cư dân mạng chia sẻ, cụ là người có tiền, có học thức, chẳng qua vì ăn mặc xuề xòa và đi nhặt rác bảo vệ môi trường mà bị hiểu lầm thành vô gia cư, nghèo khổ… điều này khiến cụ rất bực bội và tỏ ý “xua đuổi” chàng thanh niên kia.

Tất nhiên, vấn đề gây tranh cãi ở đây không phải là cái lắc đầu của cụ bà mà hành vi từ thiện của chàng trai trẻ. Liệu rằng bạn nam này có ý tốt muốn giúp đỡ hay cũng như bao người, chạy ra ngoài xã hội, làm những clip ‘cảm động” chỉ để câu view? Chắc chỉ người trong cuộc mới rõ.

Và như đã nói ở trên “của cho không bằng cách cho”, khi cụ bà từ chối không muốn nhận tiền, người quay clip thay vì tôn trọng ý định của đối phương, lại ra sức giằng co, anh cứ một mực làm theo ý kiến của mình.

Anh còn “dọa”- “cụ không chạy nhanh bằng con”, khiến cả người được cho lẫn người xem đều vô cùng bực bội. Ai không xem clip dễ hiểu lầm anh này đang đi đòi nợ. Lòng tốt mà thái quá, lòng tốt mà không đúng cách thì chẳng có ý nghĩa là bao.

Lại nói, hiếm có ai đi làm từ thiện mà “ép” người khác phải nhận quà của mình, rồi quay clip đưa lên mạng xã hội. Người tốt thật sự, thường làm âm thầm thôi. Họ chỉ đăng video khi cần thiết hoặc muốn kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng.

Lại ngẫm câu nói “con thích cho tiền những người già như bà” dường như không được thân thiện lắm. Dẫu biết bạn có lòng tốt và thích giúp đỡ người nghèo thì vẫn nên giữ trong lòng chứ đừng nói thẳng ra, đôi khi dễ bị hiểu lầm là “trịch thượng”.

Vì thực tế, nhiều người già không thích bị nói là mình già, mình vô dụng. Và người nghèo, cũng không thích bị nói là nghèo, dù thực tế họ chẳng có gì trong túi.

Tuy nhiên, việc ném đá chàng trai trong clip nói trên là không nên, vì bản thân họ cũng chỉ muốn làm điều gì đó có ý nghĩa giữa mùa dịch, chẳng qua họ là suy nghĩ chưa thấu đáo và cách làm chưa hợp lý.

Thế nên, đây cũng là bài học dành cho các bạn trẻ, chúng ta biết sẻ chia là điều đáng quý, nhưng sẻ chia đúng cách còn đáng quý gấp trăm lần!

Nguồn: VietGiaiTri

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button