CUỘC SỐNG

Giữa lúc “án tù bủa vây”, Nhâm Hoàng Khang bị vợ “bỏ rơi”: Xóa trạng thái hôn nhân, khóa FB để tránh “bão”

Ngày 04/10, Cục cảnh sát hình sự (C02) – Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Nhâm Hoàng Khang (ngụ Quận Tân Bình, TP HCM) về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.

Ngày 05/10, NS Đức Hải xác nhận gửi đơn tố cáo lên Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. HCM vì bị một số đối tượng nặc danh tống tiền 200 triệu và gửi vào tài khoản ngân hàng Nhâm Hoàng Khang. Ngoài ra, Nhâm Hoàng Khang bị cho là đứng sau việc lấy cắp dữ liệu, tiết lộ thông tin đời tư, cá nhân của nhiều người nổi tiếng lên trên mạng xã hội như Hồng Vân, Trịnh Kim Chi…

Thời gian gần đây, Nhâm Hoàng Khang là cái tên không mấy xa lạ khi thành công giúp bà Phương Hằng tìm ra nick ảo vu khống. Đặc biệt, người này cũng là nhân vật đứng sau hàng loạt bằng chứng tố Hoài Linh chưa giải ngân 14 tỷ, nhóm chat bí mật hay vụ Phi Nhung mâu thuẫn với con nuôi Hồ Văn Cường. Tuy nhiên, vì xảy ra mâu thuẫn trong quá trình hợp tác nên vợ ông Dũng lò vôi đã tuyên bố cạch mặt.

Dù khá nổi tiếng trong giới công nghệ nhưng các thông tin cá nhân về hacker này lại khá ít ỏi. Sau khi bị bắt, gia đình bị can hầu như không có bất kì phát ngôn nào. Dù vậy, Netizen vẫn soi ra điểm bất thường từ bà xã của Nhâm Hoàng Khang.

Đối tượng sử dụng nhiều tài khoản Facebook khác nhau như: Nhâm Hoàng Khang (tích xanh), Nhâm Gia Lạc, Thiên Nhâm… để phục vụ cho mục đích riêng.

Thế nhưng, chỉ có 1 trang cá nhân duy nhất được anh chia sẻ đời tư. Được biết, Nhâm Hoàng Khang công khai thông tin kết hôn vào 14/02/2020 nhưng đến thời điểm hiện tại, bà xã Y.N đã gỡ bỏ trạng thái và khóa mạng xã hội. Có lẽ, đây là cách để Y.N tránh sự dồn dập từ cư dân mạng. Đặc biệt, Nhâm Hoàng Khang từng vui mừng thông báo lên chức bố vào tháng 5/2021.

Báo Thanh Niên đưa tin cho biết, ngày 4/10, Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) xác nhận đã ra quyết định khởi tố, bắt giữ đối tượng Nhâm Hoàng Khang (34 tuổi, lập trình viên, sinh sống và làm việc ở TP.HCM) tại quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ để điều tra về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.

Cơ quan chức năng cho biết, trước đó, đã có người gửi đơn tố cáo Nhâm Hoàng Khang xâm nhập dữ liệu mạng máy tính liên quan đến các trò đỏ đen rồi đòi lấy hàng trăm triệu đồng. Sau khi vào cuộc điều tra, Cục Cảnh sát hình sự và Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05, Bộ Công an) xác định Nhâm Hoàng Khang đã nhận 400 triệu đồng từ đường dây này.

Nói về mức phạt lập trình viên này có thể phải đối mặt, Luật sư Trần Hữu Khôi chia sẻ với chúng tôi: “Hành vi của đối tượng sẽ bị xử lý theo điều 170, Bộ luật Hình sự”

“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản:

1. Người nào hù dọa sẽ “động tay động chân” hoặc có thủ đoạn khác làm ảnh hưởng đến tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

“Như vậy, với vi phạm này, hình phạt cao nhất mà Nhâm Hoàng Khang có thể phải đối mặt là 20 năm tù giam”, luật sư Khôi nhận định.

Trước khi rơi vào vòng lao lý, Nhâm Hoàng Khang là lập trình viên tiên phong đưa eSIM vào iPhone Lock. Nếu như trước đây những chiếc iPhone Lock sau khi được kích hoạt bằng mã ICCID thì gần như không còn hạn chế gì về tính năng so với phiên bản quốc tế, ngoại trừ việc máy không thể sử dụng eSIM. Giải pháp mà anh đưa ra chính là tạo 1 server ảo, sau đó kết nối người dùng tới server thông qua proxy đó để có thể thêm được eSIM. Server ảo này nó sẽ giả dạng cho đúng với profile của mạng lock của máy đó thành eSIM với info sim vietnam.

Theo thông tin được biết, trước khi bị bắt hacker Nhâm Hoàng Khang từng đi tù 3 năm vì tội danh “Tàng trữ trái phép ‘bột mì’”và chấp hành xong án phạt tại Trại giam Thủ Đức (tỉnh Bình Thuận) vào năm 2018.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button